[Hannover Messe 2018] Chiếc máy tính nhỏ nhất thế giới điều khiển cả chuỗi hàng hóa

Hannover Messe 2018 – hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và máy móc công nghiệp, là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức) tại Hannover. Sự kiện sắp tới sẽ diễn ra từ ngày 23 đến 27/4/2018. Để Quý vị có được những thông tin mới nhất, những xu thế và xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp và công nghệ trọng yếu hiện tại và trong tương laitechnologyMAG.net sẽ lần lượt có những tin bài, hình ảnh, video … về các chủ đề quan trọng nhất sẽ hiện diện tại sự kiện lớn nhất hành tinh này, cho đến khi hội chợ chính thức mở cửa đón khách thăm.

Tập đoàn IBM đã nghiên cứu và phát triển một chiếc máy tính siêu nhỏ, với kích thước không lớn hơn hạt muối thô, chiếc máy tính siêu nhỏ này chứa cả bộ nhớ, bộ điều khiển và bộ nguồn. Mục đích của IBM khi tiến hành phát triển sản phẩm là nhằm cách mạng hóa chuỗi cung ứng.

[Hannover Messe 2018] Chiếc máy tính nhỏ nhất thế giới điều khiển cả chuỗi hàng hóa

Theo tạp chí trực tuyến – Mashable reports, chiếc máy tính đặc biệt này được tích hợp pin năng lượng mặt trời, bên cạnh đó còn có CPU chứa bộ nhớ và bộ điều khiển. Chiếc máy tính siêu nhỏ này đã được IBM giới thiệu tại sự kiện Think 2018.

Về hiệu suất, chiếc máy tính siêu nhỏ này có thể so sánh với vi xử lý X86 của những năm 90. Các nhà sản xuất mong đợi rằng chi phí của mỗi chiếc sẽ khoảng 0,01 USD khi nó được đưa vào sản xuất hàng loạt. Ngoài ra IBM còn có chip mật mã Cypto Anchor, nó được tích hợp trực tiếp với hàng hóa để chống trộm cắp hoặc chống sản phẩm giả mạo. Theo IBM, vấn đề hàng giả đã làm nền kinh tế toàn cầu tổn thất 600 tỷ USD mỗi năm. Cho đến nay, thẻ RFID(*) vẫn đang được ứng dụng trong việc chống trộm cắp và làm giả sản phẩm.Tuy nhiên máy tính siêu nhỏ được phát triển bởi IBM có phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn.

Để xem các tin bài khác về hội chợ Hannover Messe 2018, hãy nhấn vào đây.

(*) RFID (Radio Frequency Identification) là nhận dạng qua tần số vô tuyến, là một công nghệ dùng kết nối sóng vô tuyến để tự động xác định và theo dõi các thẻ nhận dạng gắn vào vật thể. Công nghệ này sử dụng một thẻ điện tử chứa thông tin được lưu trữ bằng điện tử, gắn vào đối tượng cần theo dõi. Thẻ có mạch thu thập năng lượng từ các sóng vô tuyến của máy đọc RFID phát ra khi truy vấn, và dùng năng lượng này phát sóng mang mã thông tin của thẻ. Không giống mã vạch, thẻ không cần phải nằm trong tầm nhìn của người đọc, vì vậy nó có thể được gắn trong đối tượng được theo dõi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *